Đất đai luôn là một trong những vấn đề đặc biệt được rất nhiều người quan tâm. Bởi chúng không chỉ là tài sản toàn dân mà mỗi cá nhân đều cần có trách nhiệm sử dụng hiệu quả, đúng luật. Một trong số những loại hình đất đai phổ biến bậc nhất hiện nay phải kể đến chính là đất ở nông thôn. Dù rất quen thuộc nhưng không phải ai cũng hiểu rõ về dạng đất này. Vậy, đất ở nông thôn là gì? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về điều này trong thông tin bài viết dưới đây nhé!
Đất ở nông thôn được hiểu là gì?
Thuật ngữ đất ở nông thôn từ lâu đã không còn xa lạ với nhiều người. Bởi đây là nơi sinh sống của hàng triệu công dân – gắn liền với tài sản cả đời của họ. Tuy nhiên, khi được hỏi một cách chính xác về định nghĩa đất ở nông thôn là gì thì không phải ai cũng nắm bắt được. Điều này dễ gây nhầm lẫn với các loại hình đất đai khác. Để sử dụng đất một cách có hiệu quả và đúng quy định của pháp luật. Trước tiên, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về định nghĩa của loại đất đai này nhé!
Theo đó, đất ở nông thôn được biết đến là loại hình đất thuộc vào nhóm đất phi nông nghiệp. Mục 3 Điều 143 tại Luật đất đai 2013 có nêu rõ: Đất ở nông thôn là đất được quản lý và sử dụng bởi hộ gia đình – những người trực tiếp sinh sống trên mảnh đất. Đồng thời chủ sở hữu có thể thực hiện các hoạt động xây dựng nhà ở phục vụ đời sống, phù hợp với quy hoạch sử dụng đất được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.
Hiểu theo cách đơn giản, đất ở nông thôn là đất ở do hộ gia đình đang sử dụng tại nông thôn. Chúng bao gồm phần đất để xây dựng nhà ở và vườn, ao trên cùng thửa đất.
Đất ở nông thôn liệu có được xây nhà không?
Đất ở nông thôn là một trong những loại đất phi nông nghiệp. Như các giải thích về định nghĩa đất ở nông thôn là gì trên. Đây là sản phẩm đất đai hoàn toàn có thể xây dựng nhà ở trên thửa đất. Bằng việc đưa ra được giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (sổ đỏ), chủ nhân của tài sản này sẽ phép xây dựng nhà ở theo nhu cầu của cá nhân, gia đình.
Hạn mức đất ở nông thôn
Khái niệm về hạn mức giao đất rất thường gặp trong quản lý đất đai. Chúng được hiểu là diện tích tất mà cá nhân, hộ gia đình được nhà nước cấp phép sử dụng tối đa. Hoặc được nhận chuyển nhượng hợp pháp từ người khác do khai hoang phục hóa. Sở dĩ cần có hạn mức đất ở nông thôn nhằm khống chế diện tích đất mà cơ quan nhà nước giao cho cá nhân, hộ gia đình. Từ đó, giúp tránh hiện tượng giao đất một cách tùy tiện với diện tích lớn, tích lũy đất bất hợp lý trong cộng đồng.
Việc đưa ra các hạn mức này cũng tạo tiền đề để giới hạn diện tích đất được phép sử dụng, cân đối giữa quyền sử dụng đất được hình thành từ việc Nhà nước giao đất. Điều này được quy định cụ thể tại Điều 143 Luật Đất đai 2013 như sau:
+ Căn cứ vào quỹ đất của địa phương kết hợp cùng chi tiết quy hoạch phát triển vùng nông thôn đã được cơ phê duyệt. UBND cấp tỉnh sẽ đề ra hạn mức đất giao cho mỗi cá nhân, hộ gia đình để làm nhà ở tại nông thôn. Văn bản này cũng sẽ nêu rõ về diện tích tối thiểu được tách thửa đối với đất ở sao cho chúng có sự phù hợp với tập quán tại địa phương.
+ Việc phân bổ đất ở tại nông thôn cần thực hiện gắn liền với công tác quy hoạch và đồng bộ với hoạt động xây dựng các công trình công cộng, công trình sự nghiệp. Từ đó nhằm đảm bảo hoàn thiện đời sống của công dân, thuận tiện cho sản xuất theo hướng hiện đại hóa nông thôn.
Phí đo đạc địa chính đất ở nông thôn như thế nào?
Để biết rõ về hạn mức đất ở nông thôn là gì và ứng dụng chúng cho thừa đất nhà mình. Công tác đo đạc cần được tiến hành một cách chính xác. Hiện nay, các chi phí đo đạc địa chính là khoản phí bắt buộc công dân phải trả cho đơn vị đo đạc khi.
+ Theo quy định tại Khoản 2 Điều 3 Thông tư 02/2014/TT-BTC nêu rõ: mức thu về chi phí đo đạc địa chính sẽ phụ thuộc vào các bước công việc, yêu cầu công tác đo đạc và lập bản đồ địa chính tùy khu vực. Mức thu này sẽ không vượt quá 1.500 đồng/m2.”
+ Để nắm bắt được con số về chi phí đo đạc một cách chính xác. Công dân có thể liên hệ với chính quyền địa phương tại nơi đang sinh sống để được tư vấn một cách cụ thể.
Những đặc điểm và quy định về đất ở nông thôn là gì?
Các đặc điểm về đất ở nông thôn là gì là mối quan tâm của rất nhiều người. Việc nắm bắt các thông tin này sẽ giúp họ xác định và phân loại đất một cách rõ ràng. Cụ thể:
+ Đất ở nông thôn đặc trưng là những khu vực đất mà trên đó hình thành là địa bàn các cụm dân cư sinh sống tập trung. Chúng bao gồm nhiều hộ gia đình có thể có quan hệ họ hàng, huyết thống gắn bó, cùng sinh sống.
+ Vị trí hình thành của đất ở khu dân cư thường là những nơi có vị trí địa lý thuận lợi cho đời sống và sinh hoạt. Ngoài ra, chúng cũng thường gần các khu vực trung tâm, kề cận hệ thống giao thông, trường học, bệnh viện,…
Dựa trên những đặc điểm này, các yêu cầu về quản lý, sử dụng đất ở nông thôn được quy định rất rõ ràng. Cụ thể, tại Điều 143 Luật Đất đai 2013:
+ Căn cứ vào quỹ đất thực tế tại mỗi địa phương cùng quy hoạch phát triển nông thôn đã được phê duyệt. UBND tỉnh sẽ đưa ra quy định hạn mức đất giao cho mỗi hộ gia đình. Diện tích tối thiểu được tách thửa cũng sẽ được nêu đầy đủ sao cho chúng phù hợp với điều kiện của địa phương.
+ Hoạt động phân bổ đất ở tại nông thôn cần được thực hiện bám sát theo quy hoạch đã được phê duyệt. Các kế hoạch sử dụng đất ở nông thôn cần có sự đồng bộ với quy hoạch các công trình công cộng.
+ Nhà nước luôn nỗ lực tạo tạo điều kiện cho những người sống ở nông thôn với các chính sách phù hợp, kịp thời. Tuy nhiên cần kiểm soát, hạn chế việc mở rộng khu dân cư trên đất nông nghiệp.
Với những thông tin về đất ở nông thôn là gì trên, hi vọng rằng bạn đọc có thêm nhiều kiến thức bổ ích. Hãy truy cập vào website thelegenddaiviet của chúng tôi để đón đọc thêm nhiều bài viết hấp dẫn về luật đất đai, nhà đất bạn nhé!
Xem chi tiết nhất tại: https://newrealestate.com.vn/dat-o-nong-thon-la-gi/