Hoàn cọc là gì? Cùng với hình thức đặt cọc và phạt cọc thì thuật ngữ hoàn cọc được sử dụng phổ biến. Tuy nhiên ít ai biết rằng hình thức hoàn cọc này được đảm bảo để sử dụng trong nhiều giao dịch ký kết hợp đồng. Mục đích của việc hoàn cọc là gì và những trường hợp về hoàn cọc. Tất cả sẽ được New Real Estate giải đáp dưới bài viết này!
Khái niệm về hoàn cọc là gì?
Có thể nói trong bất kỳ giao dịch về dân sự thì luôn có mục hoàn cọc, mục này dùng để đảm bảo thực hiện hợp đồng. Bởi vì thông thường khi bên yêu cầu giao dịch sẽ bắt buộc đặt cọc trước 1 khoản có giá trị như tiền, tài sản,… Bạn có thể hiểu đơn giản hoàn cọc là việc bên nhận đặt cọc sẽ phải hoàn trả lại số tiền hoặc tài sản mà bên đặt cọc đã thực hiện cọc cho bên nhận cọc trước đó.
Trường hợp nếu như phần đặt cọc này đều nhận được sự đồng ý của bên nhận đặt cọc thì sẽ được ghi vào hợp đồng dưới văn bản thành 1 điều kiện trong đây. Theo như luật quy định thì số tiền đặt cọc sẽ không vượt quá 50% giá trị được giao dịch. Sau khi giao dịch đã được hoàn tất thì phần mà đặt cọc sẽ được trả lại cho bên đặt cọc hoặc có thể trừ vào phần tài sản mà bên nhận cọc được hưởng.
Những trường hợp nào sẽ được hoàn trả tiền cọc?
Theo bộ luật dân sự 2015 dựa theo khoản 2 điều 328 về việc quy định cụ thể trường hợp sẽ nhận được hoàn cọc như sau:
Các bên thực hiện đúng theo thỏa thuận 2 bên hợp đồng
Trong trường hợp giao dịch được thực hiện đúng thỏa thuận của cả 2 bên thì tài sản mà người đặt cọc sẽ được trả lại hoặc sẽ bị trừ vào phần tài sản về phí bên nhận đặt cọc để hoàn tất giao dịch trong hợp đồng.
Hoàn cọc là gì trong trường hợp có 1 bên không muốn tiếp tục hợp đồng
Nếu trong trường hợp bên đặt cọc không muốn tiếp tục thực hiện hợp đồng theo quy định thì có thể thỏa thuận với bên nhận đặt cọc để có thể chấm dứt hợp đồng. Thế nhưng, nếu bên đặt cọc không thể thỏa thuận được với bên nhận cọc thì bạn sẽ không nhận hoàn cọc. Theo quy định là do bên đặt cọc chấm dứt hợp đồng trước thế nên số tiền đặt cọc đó sẽ thuộc về bên nhận cọc.
Còn nếu như bên nhận cọc không muốn tiếp tục thực hiện hợp đồng hay có bất kỳ điều gì sai sót trong giao dịch thì bên nhận đặt cọc sẽ phải hoàn trả lại giá trị mà bên đặt cọc đã đặt cọc trong hợp đồng. Trường hợp nếu như không thỏa thuận được thì số tiền đã đặt cọc từ bên nhận sẽ phải bồi thường cho bên đã đặt cọc tương đương với số tiền mà bên này đã bỏ ra. Trường hợp hoàn cọc này còn được gọi là phạt cọc.
Hợp đồng không thể thực hiện do đối tượng hợp đồng không tồn tại
Nếu về trường hợp này không thể thực hiện do đối tượng trong hợp đồng không tồn tại như pháp nhân đã chết,… Điều này việc hợp đồng không thể tiếp tục thực hiện được và bị vô hiệu hóa vì các bên tham gia vào hoạt động hợp đồng không hợp pháp. Trong trường hợp này thì hợp đồng sẽ bị hủy do các bên sẽ được trả lại những gì đã trao bao gồm cả phần đặt cọc.
Quyền và nghĩa vụ của bên đặt cọc và bên được hoàn cọc là gì?
Khi tham gia 1 giao dịch hợp đồng thì bạn sẽ có quyền cũng như nghĩa phụ thực hiện các bên hợp đồng như sau:
Quyền và nghĩa vụ của bên đặt cọc như thế nào?
Người đặt cọc có quyền yêu cầu người nhận cọc ngừng việc cung cấp sử dụng, khai thác hay xác lập dân sự đối với tài sản đặt cọc thực hiện việc đảm bảo giữ gìn tài sản. Nhằm giữ gìn tài sản để không bị mất giá trị hay giảm giá trị đi.
Bên đặt cọc có quyền trao đổi hoặc thay thế tài sản để đặt cọc hay có thể đưa tài sản đặt cọc khác miễn là đôi bên đồng ý việc này trong hợp đồng giao dịch.
Bên đặt cọc phải thanh toán cho bên nhận đặt cọc để có chi phí hợp lý để bảo quản, gìn giữ phần đặt cọc cho tài sản.
Ngoài ra chi phí để thực hiện cần phải thực tế và hợp pháp tại thời điểm đó. Bên cạnh đó trong thời điểm bình thường đặt cọc phải thanh toán để đảm bảo tài sản đặt cọc đó không bị mất.
Người đặt cọc phải thực hiện các quyền đăng ký sở hữu các tài sản hoặc thực hiện các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật. Người nhận cọc cũng phải thực hiện các quyền để có thể sở hữu tài sản.
Người nhận đặt cọc có quyền và nghĩa vụ ra sao?
Bên nhận cọc có quyền quyền yêu cầu bên đặt cọc chấm dứt hợp đồng, trao đổi hay thay thế nhằm xác lập giao dịch dân sự khác đối với tài sản đặt cọc khi chưa nhận được sự đồng ý của người nhận cọc.
Ngoài ra bên nhận cọc có quyền sở hữu tài sản đã được bên đặt cọc giao trong trường hợp bên đặt cọc vi phạm hợp đồng cao kết.
Nghĩa vụ của người nhận cóc chính là phải giữ gìn tài sản, bảo quản giá trị đặt cọc. Đặc biệt là không được xác lập dân giao dịch dân sự, khai thác hay sử dụng tài sản đặt cọc khi chưa có sự đồng ý của bên đặt cọc.
Một số những lưu ý về việc hoàn cọc là gì đối với bên trả tiền trước
Ngoài việc tìm hiểu về khái niệm hoàn cọc là gì? Thì mọi người khi tham gia các giao dịch cần đặc biệt chú ý những thuật ngữ biết cách phân biệt được sự khác nhau giữa đặt cọc và tiền trả trước.
Pháp luật không có bất kỳ quy định nào về việc hoàn trả tiền trước. Thế nên hậu quả của pháp lý tiền cược trả trước sẽ khác hơn nhiều với đặt cọc. Phần trả tiền trước sẽ được hoàn trả theo quy định về việc hủy bỏ hoặc đơn phương chấm dứt hợp đồng cùng các quy định khác của pháp luật.
Với những thông tin mà New Real Estate vừa chia sẻ trong bài viết hoàn cọc là gì? Hy vọng là các bạn đã biết được thuật ngữ này sử dụng trong trường hợp nào cũng như các quyền và nghĩa vụ của đôi bên nhận cọc và đặt cọc.
Xem cách làm thủ tục hoàn tại: https://newrealestate.com.vn/hoan-coc-la-gi/