Bất kỳ ai từng tham gia mua bán đất, nhà đều đã từng một lần được thấy giấy chuyển nhượng đất. Tuy nhiên mọi người thường chỉ hiểu đơn giản mặc định là loại giấy buộc phải có khi thực hiện giao dịch. Vậy mẫu giấy chuyển nhượng đất viết tay được hiểu như nào?
Giấy chuyển nhượng đất viết tay có định nghĩa như nào?
Theo như quy định của Bộ Luật Dân Sự hiện nay, không có bất kỳ văn bản, Luật Công chứng nào yêu cầu giấy chuyển nhượng đất phải là giấy đánh máy trong quá trình mua, bán nhà đất. Chính vì vậy hai bên giao dịch hoàn toàn có thể sử dụng mẫu giấy chuyển nhượng đất viết tay. Đây cũng là một trong những loại giấy được nhiều người sử dụng nhất.
Mặc dù là giấy chuyển nhượng viết bằng tay nhưng vẫn cần phải dựa theo mẫu quy định và có đầy đủ các mục và điều khoản, đảm bảo không có trường hợp vi phạm pháp luật, không có sự sai trái.
Nội dung của mẫu giấy chuyển nhượng
- Thời gian diễn ra giao dịch, địa điểm bán đất.
- Thông tin cá nhân của bên mua đất gồm: Họ tên, số căn cước công dân, hộ khẩu thường trú,…
- Thông tin người chuyển nhượng: Quyền sử dụng đất, tài sản có ở đất đó.
- Giá tiền chuyển nhượng đất, hình thức thanh toán của bên mua.
- Trách nhiệm phải nộp thuế và lệ phí.
- Phương thức giải quyết nếu xảy ra trường hợp tranh chấp.
- Lời cam đoan từ hai bên.
- Chữ ký rõ ràng của hai bên giao dịch.
Những lưu ý về mặt hình thức của giấy chuyển nhượng đất viết tay
Theo như quy ban hành, tất cả các hợp đồng mua bán dù là ở hình thức đánh máy, viết tay đều cần phải có công chứng từ các cơ quan có quyền lực, phải chứng thực theo đúng quy định, trừ những trường hợp có một bên là thị công ty thị trường bất động sản.
Giá trị của giấy chuyển nhượng đất viết tay
Giá trị giấy chuyển nhượng đất viết tay được xác định dựa vào thời điểm ban hành các bộ luật tới người dân. Hiện được chi làm hai giai đoạn sau:
Giấy viết tay chuyển nhượng đất giai đoạn từ ngày 01/07/2014
Dựa theo những quy định của Bộ luật Dân sự năm 2015 và Luật Đất đai năm 2013 các quyết định có hiệu lực thực thi từ ngày 01/07/2014, hợp đồng mua bán đất bắt buộc phải được công chứng, chứng thực hợp pháp thì mới là giấy tờ có hiệu lực pháp lý. Chính vì vậy đối với những giấy chuyển nhượng đất viết tay không được công chứng và chứng thực sẽ bị tính là vi phạm pháp luật và hợp đồng đó sẽ bị vô hiệu hóa và không có giá trị.
Tuy nhiên vào năm 2015 tại điều 129 Bộ Luật Dân sự đã có những sự thay đổi, cụ thể những giao dịch đã được xác lập, xây dựng bằng văn bản cụ thể nhưng chưa được công chứng, chứng nhận nhưng một trong các bên đã thực hiện được 2/3 nghĩa vụ của hợp đồng thì sẽ có quyền yêu cầu Tòa án công nhận giấy giao dịch đó có giá trị pháp lý.
Có thể hiểu đơn giản là không phải tất cả các giấy giao dịch tính từ thời điểm 01/07/2014 sẽ bị vô hiệu hóa toàn bộ, một vài trường hợp vẫn có thể yêu cầu Tòa án xem xét công nhận hiệu lực.
Giấy viết tay chuyển nhượng đất tính từ thời điểm trước ngày 01/07/2014
Những hợp đồng có thời gian viết từ trước ngày 01/07/2014 sẽ được xét theo quy định cụ thể tại điều 82 nghị định 43/2014/NĐ-CP và đã được sửa đổi bởi khoản 54 Nghị định 01/2017/NĐ-CP. Theo như quy định này sẽ có 2 trường hợp mua bán đất bằng giấy viết tay không có công chứng, chứng nhận sẽ phải tiến hành làm thủ tục chuyển quyền sử dụng đất cho người mua đất như sau:
Đối với trường hợp giấy viết tay thứ nhất
Người đang sử dụng đất nhận được giấy chuyển nhượng đất viết tay tước ngày 01/08/2008, sau ngày 01/01/2008 đến trước 01/07/2014 có một trong những giấy tờ chứng minh được quyền sử dụng đất.
Những người đang sử dụng đất với chuyển nhượng trước ngày 01/08/2008 đến hiện nay, đang sử dụng ổn định, nếu không có tranh chấp thì có thể tiến hành thực hiện thủ tục đăng ký đất đai, được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
Đối với trường hợp giấy viết tay thứ hai
Những người sử dụng đất dưới giấy chuyển nhượng quyền sử dụng đất từ ngày 01/01/2008 đến trước ngày 01/07/2014 mà đã sở hữu giấy tờ chứng nhận sử dụng.
Nếu bạn đang gặp trường hợp người đang sử dụng đất dưới hình thức chuyển nhượng, thừa kế, nhận tặng cho quyền sử dụng đất đai trước ngày 01/07/2014 chỉ có các chứng nhận về quyền sử dụng đất chưa có các giấy tờ chuyển quyền sử dụng đất như hợp đồng đã ký thì thực hiện cấp quyền sử dụng đất cho bên mua như sau:
Bước 1: Người đang sử dụng đất sẽ phải nộp đơn đề nghị cấp giấy chứng nhận sử dụng đất và các giấy tờ liên quan đến quyền sử dụng đất lên văn phòng đăng ký sử dụng đất đai.
Bước 2: Văn phòng đất đai sẽ thông báo tới người chuyển nhượng đất bằng văn bản và được niêm yết tại trụ sở của UBND cấp xã, mục đích chủ yếu để thông báo về việc làm hồ sơ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho người nhận chuyển nhượng.
Bước 3: Sau 30 ngày mà văn phòng đất đai không nhận được đơn đề nghị giải quyết tranh chấp, thì văn phòng đất đai sẽ tiến hành cấp giấy chứng nhận sử dụng đất và hủy giấy chứng nhận cũ.
Vừa rồi chúng tôi đã đem đến những thông tin quan trọng và mẫu giấy chuyển nhượng đất viết tay. Hy vọng với những thông tin này bạn sẽ giúp bạn giải đáp các thắc mắc liên quan đến giấy chuyển nhượng.
Xem thêm thông tin chi tiết tại: https://newrealestate.com.vn/mau-giay-chuyen-nhuong-dat-viet-tay/